Nhật Bản là một quốc gia có diện tích tương đối nhỏ với địa hình chủ yếu là đồi núi, tuy vậy lại còn phải thường xuyên đối mặt với những thảm họa đến từ thiên nhiên như động đất và sóng thần...Do đó ý thức kỷ luật và tinh thần đoàn kết được coi là biện pháp chủ yếu để giải quyết sự những vấn đề trong xã hội Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm:
Chắc hẳn ai cũng biết đến sự kiện mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945. Đây là sự kiện đánh dấu kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần hai với Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vô điều kiện do chính sách xâm chiếm các quốc gia lân cận và nhất là đánh úp Hoa Kỳ ở trong trận Trân Châu Cảng.
Con người nhật bản thời chiến tranh
Sau thời gian đó, Nhật Bản đã bị lực lượng đồng minh đánh chiếm và lần đầu tiên trong lịch sử đất nước này bị ngoại bang thống trị. Kể từ thời điểm đó, Nhật Bản chuyển sang hướng thể chế Quân chủ lập hiến với địa vị của Thiên Hoàng chỉ còn mang ý nghĩa biểu tượng truyền thống. Nhưng đó lại chính là động lực tinh thần to lớn nhất đưa họ từ một đất nước bị phá hoại vì chiến tranh để vươn tới vị trí của một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, chỉ trong một thời gian ngắn sau chiến tranh.
Chính những nỗi đau đó đã tạo động lực cho con người Nhật tạo nên một cuộc cách mạng về xã hội và kinh tế để các đất nước khác phải ngưỡng mộ mà thốt lên " Thần kỳ Nhật Bản". Thiên Hoàng vẫn là một niềm tự hào của dân tộc, mặc dù không có quyền lực trong tay vẫn được dân chúng kính trọng.
Những cuốn phim tư liệu đã ghi lại hình ảnh của thời kỳ cùng cực khốn khổ nhất của những người dân Nhật sau khi chiến tranh kết thúc vẫn được trình chiếu hàng ngày trên đài truyền hình của Nhật để nhắc nhở dân chúng về sự hi sinh gian khổ của các thế hệ đi trước trong công cuộc phục hưng đất nước và đưa Nhật Bản thành quốc gia hùng mạnh như ngày nay.
Hình ảnh những người già oằn lưng cày cấy, trồng trọt trên những thửa ruộng khô cằn, người mẹ cõng con đến trường trong khi người cha phải làm đủ mọi việc để kiếm sống. Học sinh tiểu học đến giờ ăn trưa còn không có cơm ăn và phải đọc sách hoặc truyện tranh để lướt qua cơn đói hoặc những người công nhân chỉ có mỗi mảnh cơm vắt trong ngày sau nhiều giờ làm việc trong những năm đầu thập niên 1950 và có lẽ không ai tưởng tượng nỗi chỉ sau 20 năm nước Nhật lại trở thành một quốc gia giàu mạnh hơn bao giờ hết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét